Người dân có quyền kiểm tra máy đo nồng độ cồn, máy bắn tốc độ của CSGT?
Để cải thiện sức khỏe gan, mọi người hãy thường xuyên dùng các loại thức uống lành mạnh sau:Cà phê không chỉ là thức uống giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà còn mang lợi ích sức khỏe cho gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống cà phê thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gan mạn tính, trong đó có viêm gan và xơ gan, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh). Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Clinical Nutrition cho thấy uống cà phê giúp giảm độ cứng của gan. Độ cứng của gan là chỉ số phản ánh mức độ đàn hồi của mô gan, giúp đánh giá tình trạng xơ hóa gan.Trà xanh rất giàu chất chống ô xy hóa, đặc biệt là catechin, có tác dụng hỗ trợ chức năng gan. Nhiều nghiên cứu chứng minh uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm lượng mỡ trong gan và giảm viêm. Cụ thể, một nghiên cứu đăng trên chuyên san World Journal of Gastroenterology phát hiện trà xanh có tác dụng giảm lượng mỡ tích tụ trong gan, chống lại căng thẳng ô xy hóa và cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.Nước ép củ dền là một loại thức uống giàu chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa, đặc biệt là betaine. Betaine thúc đẩy quá trình giải độc gan và bảo vệ gan khỏi tác nhân ô xy hóa. Ngoài ra, nước ép củ dền cũng giúp giảm mức chất béo trung tính và cholesterol có hại trong máu, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.Nghệ nổi tiếng với hàm lượng cao curcumin, hợp chất có đặc tính chống viêm và chống ô xy hóa mạnh. Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể làm giảm các phân tử gây viêm, từ đó giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phát triển của các bệnh về gan.Uống trà nghệ thường xuyên giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương và hỗ trợ khả năng tái tạo của gan. Để pha trà nghệ, mọi người hãy đun sôi bột nghệ hoặc nghệ tươi với nước, thêm một chút hạt tiêu đen để tăng khả năng hấp thụ curcumin.Bắt đầu ngày mới với một ly nước chanh ấm là thói quen lành mạnh rất tốt cho gan. Chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống ô xy hóa, giúp gan tổng hợp chất glutathione cần thiết cho quá trình giải độc. Ngoài ra, nước chanh còn giúp loại bỏ độc tố khỏi máu, hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho cơ thể luôn đủ nước, theo Medical News Today.Đã có điểm thi đánh giá năng lực đợt 1: Thủ khoa đạt 1.076 điểm
Còn tại Brazil, đất nước của vũ điệu Samba, các cổ động viên thể hiện tình yêu bóng đá với những bức vẽ sinh động và nhiều sắc màu trên mặt đường hay ở các bức tường của tòa nhà trên khắp đất nước.
Hôn nhân của nhạc sĩ Thái Hùng và vợ ca sĩ kém 28 tuổi
Đội CSGT số 4 (thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội) tối 30.1 cho biết, đơn vị này đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T.Q.T (37 tuổi, trú Q.Đống Đa, Hà Nội) về hành vi dán, che lấp chữ, số trên biển kiểm soát xe ô tô.Theo cảnh sát, sáng 30.1, mạng xã hội xuất hiện bài viết kèm hình ảnh chiếc ô tô nhãn hiệu Hyundai Accent mang biển số 30E - 2X2.73 có biểu hiện biển số bị dán băng dính.Bài đăng khiến nhiều người bức xúc và lên án gay gắt hành vi của tài xế.Nắm được thông tin, đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị quản lý địa bàn vào cuộc xác minh, làm rõ.Trong ngày 30.1, Đội CSGT số 4 đã xác định người điều khiển phương tiện là anh T. và yêu cầu đến làm việc.Cuối giờ chiều 30.1, anh T. đã đến trụ sở Đội CSGT số 4, tại đây anh T. thừa nhận đã dùng băng dính vàng dán che số 8 trên biển kiểm soát và dùng băng dính đen sửa chữ F thành chữ E để tránh bị xử phạt nguội khi tham gia giao thông. Chiếc xe anh cầm lái thực chất mang biển số 30F - 282.73.Đội CSGT số 4 đã lập biên bản đối với anh T. về lỗi dán, che lấp chữ, số trên biển kiểm soát và tạm giữ giấy phép lái xe để xử lý.Theo Đội CSGT số 4, với hành vi trên, anh T. sẽ bị phạt từ 20 - 26 triệu đồng (thông thường sẽ phạt 23 triệu đồng) và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, quy định tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP.Đội CSGT số 4 cho hay, hành vi che lấp biển số xe không chỉ vi phạm quy định giao thông mà còn gây ảnh hưởng đến công tác giám sát, xử lý vi phạm bằng hình thức phạt nguội và khó có thể né được phạt nguội như mong muốn."CSGT Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt trong cao điểm tết Nguyên đán Ất Tỵ", đại diện Đội CSGT số 4 khẳng định.
“Nhiều TikToker làm nội dung rất hấp dẫn, biết cách tạo điểm nhấn, thu hút sự chú ý của người xem, tạo động lực để công chúng tìm đến các địa điểm mà họ giới thiệu. Khi xem video của TikToker, công chúng cũng đồng thời đọc được các bình luận, tương tác của những người xem khác. Chính những lời chia sẻ này tăng thêm khả năng thuyết phục. Ngoài ra, sức ảnh hưởng, độ nổi tiếng của các TikToker cũng là yếu tố khiến công chúng quan tâm và tin tưởng”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.
Những người 'hành xác' vì chim di cư
Tài khoản Bạn Đọc Mới chia sẻ: "Tôi công tác 30 năm nhân viên văn phòng lương tối thiểu 2.34 được 9.330.000 quá thấp trong khi giáo viên công tác 10 đã được hơn 10 triệu, trong khi đó Bộ giáo dục đề xuất Bộ Nội vụ từ cuối 2023 phụ cấp 25% công vụ cho nhân viên trường học đến nay đã 1 năm nhưng chưa thấy động tĩnh gì. Tôi kính mong các bộ, ngành giải quyết sớm cho nhân viên trường học thêm phần nào khó khăn xin chân thành cảm ơn".Một độc giả giấu tên bộc bạch: "Cảm ơn tác giả. Bài viết thực sự rất xác thực với thực tế. Rõ ràng chúng tôi là một trong những lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch, với đầy tinh thần trách nhiệm. Nhưng khi được nhận quyền lợi chúng tôi như bị bỏ rơi. Buồn. Phụ cấp Nhân viên y tế trường học rất rất nhiều nơi không được. Bởi vì có cụm từ "thủ trưởng đơn vị căn cứ vào nguồn thu nhà trường, chi không vượt quá 20% phụ cấp...".Bạn đọc là nhân viên thư viện một trường học giãi bày: "Nhân viên thư viện chỉ được hưởng phụ cấp độc hại 0.2 nhưng bị cắt vào 3 tháng hè. Lương quá thấp không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày thì đến việc lập gia đình và sinh con thì còn quá xa vời. Kính mong các bộ, ngành quan tâm hơn đến chế độ của bộ phận nhân viên nhà trường vì vị trí công việc nào cũng có tầm quan trọng".Tài khoản lấy tên "Bạn đọc mới" giới thiệu mình làm nhân viên văn thư 14 năm, lương chỉ có hệ số 2,86 x lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng trong khi đó họ còn phải nuôi 2 con đi học. Bạn đọc cũng cho hay mình làm văn thư ở thị xã Tịnh Biên, Giang vẫn chưa được xét thăng hạng, vẫn còn hoang mang đối với các chế độ dành cho nhân viên và rất khó khăn vất vả để sống bằng lương."Nhân viên thư viện, thiết bị còn được hưởng phụ cấp độc hại 0,2. Nhân viên văn thư không được hưởng gì cả. Được phân công kiêm nhiệm thư ký hội đồng trường nếu là giáo viên sẽ được giảm 2 tiết/tuần, còn văn thư kiêm nhiệm không được gì cả. Trơ trọi chỉ có lương ít ỏi đó thôi. Trong khi bản thân em còn đang học liên thông lên đại học, vì hy vọng khi có bằng đại học lương sẽ được cao hơn thế nhưng nỗi lo cơm áo gạo tiền rồi thêm việc học thật sự rất vất vả đối với nhân viên như em. Vậy mà những anh chị đi trước đã có bằng đại học rồi lại không được xét thăng hạng như vậy vẫn hưởng mức lương theo hệ số trung cấp thì mãi cũng chẳng thể cải thiện thu nhập được...", tài khoản "Bạn đọc mới" nói lời tâm can.Bên cạnh những lời tâm can giãi bày lương thấp, đời sống bấp bênh vì không có hoặc có rất ít phụ cấp, đội ngũ giáo viên và nhân viên trường học gửi ý kiến, đề xuất các giải pháp gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học. Nhất là đội ngũ chưa là viên chức, đang là hợp đồng lao động.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM nêu giải pháp của đơn vị ông: "Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, nhu cầu của các loại hình dịch vụ cũng như đặc thù công việc của mỗi vị trí, khi nhà trường xây dựng kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp nhằm tăng thêm tổng thu nhập hàng tháng cho đối tượng nhân viên của nhà trường, tương đương khoảng từ 1.400.000 đồng đến 4.400.000 đồng/người/tháng tùy theo số lượng, tính chất công việc được phân công phụ trách"."Hiện nay, theo quy định, nhân viên y tế trường học được phụ cấp ưu đãi nghề tối đa là 20% (thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định). Do đó, đơn vị tôi khi xây dựng dự toán thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị có thực hiện phân công và chi hỗ trợ 20% phụ cấp ưu đãi cho nhân viên y tế, được chi trả trong 9 tháng của năm học, tương đương 20% theo hệ số lương hiện hành khoảng 1.712.000 đồng/người/tháng", hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Bình, TP.HCM cho biết.Hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.1, TP.HCM cũng cho biết để có đủ nhân viên trường học giải quyết các công việc ở trường, nhà trường phải ký hợp đồng lao động, đặc biệt là với các cô bảo mẫu, bác bảo vệ... Mức lương của các nhân viên hợp đồng lao động này, sau khi trừ xong các khoản bảo hiểm chỉ còn tròm trèm 5 triệu đồng, làm sao có thể đủ để họ sống, nuôi con, chưa kể là nhiều người còn phải đi thuê nhà... Để tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ nhân viên trường học hợp đồng, nhà trường có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, vào các dịp ngày lễ, tết dương lịch, Tết Nguyên đán... đều có một phần chia sẻ, động viên đội ngũ này.Đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ nhân viên trường học có thêm thu nhập, căn cứ đặc thù vị trí công việc, căn cứ kế hoạch chương trình nhà trường, kế hoạch thu chi các nguồn thu dịch vụ tại đơn vị, trường cũng sẽ thực hiện phân công một số công việc phù hợp với đội ngũ, để họ có thêm một khoản thu nhập hàng tháng.Nhân viên y tế trường học (hợp đồng lao động) tại một trường THCS tại quận 8, TP.HCM cho biết bên cạnh phụ trách nhân viên y tế, cô cũng được ban giám hiệu phân công hỗ trợ công tác bán trú của học sinh, hỗ trợ căn tin trường học, hỗ trợ một số công việc như quản sinh, tưới cây, bảo trì điện... Do đó, mỗi tháng ngoài tiền lương hợp đồng lao động là 4.922.500 đồng, cô được chi trả thêm khoảng 2.900.000 đồng. Tuy nhiên, tổng thu nhập ở trường của cô cũng chỉ khoảng 8 triệu đồng/tháng. Để có thêm tiền nuôi 2 con ăn học, cô phải đi làm thêm việc tạp vụ dọn dẹp các buổi tối (được trả 4 triệu đồng/tháng).Như Báo Thanh Niên đã phản ánh, là viên chức trong ngành giáo dục - đào tạo nhưng không phải là giáo viên nên không được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên…, nhiều nhân viên trường học có mức lương eo hẹp, đời sống rất khó khăn. TP.HCM có một số ưu đãi đặc thù như Nghị quyết 08 chi thu nhập tăng thêm cho công chức, viên chức, còn ở các tỉnh thành không có khoản tiền này nên đời sống nhân viên trường học rất chật vật.